Sau đó, Cuội trở về và tiếp tục lừa cả chú thím cùng nhảy xuống sông theo mình “về âm phủ gặp tổ tiên”, rồi chiếm luôn cơ nghiệp. Nhưng hắn cũng nhanh chóng phá sạch tài sản vì ăn chơi.
Cuội lang thang lên núi, đào hố bắt voi, chôn con voi chết rồi khoét đít làm cửa ra vào. Khi đàn quạ và diều hâu chui vào ăn thịt, Cuội chặn đít lại, cưỡi lên xác voi đánh thức lũ chim bay lên mang hắn đi. Đến một kinh thành, Cuội hạ cánh xuống sân rồng khiến vua và triều đình tưởng là thần giáng. Cuội được phong trọng thưởng.
Vua tò mò, xin cưỡi voi bay thử, Cuội đồng ý nhưng dặn khi ra biển thì mở nút để voi uống nước. Vua nghe lời, mở nút và bị bầy chim bay tán loạn. Voi rơi xuống biển, vua chết, Cuội mặc áo hoàng bào, đường hoàng lên ngôi thay thế.
Truyện “Nói dối như Cuội” không chỉ mang đến tiếng cười mà còn là lời nhắc nhở mỗi người về hậu quả của sự dối trá. Dù chỉ là một câu chuyện dân gian, nhưng giá trị giáo dục và tính nhân văn mà truyện để lại vẫn vẹn nguyên qua bao thế hệ.
Khám phá thêm:
Tóm tắt truyện cổ tích Việt Nam - Sự tích hoa Thủy tinh
Tóm tắt truyện cổ tích Việt Nam - Sự tích cây Kim Giao
Bình Luận